Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn, đây là bệnh viêm mãn tính đường dẫn khí gây hiện tượng co thắt phế quản khiến đường thở bị bó hẹp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân hen phế quản thường là khó thở, thở khò khè, tức ngực, ho dai dẳng và nhiều đờm nhớt. Trong một vài trường hợp, hen phế quản có thể diễn biến thành hen phế quản bội nhiễm và dẫn đến nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm.
Bội - nhiều, nhiễm - nhiễm trùng, lây lan; bội nhiễm là hiện tượng bệnh nhân bị nhiễm thêm một hoặc một vài virut, vi khuẩn, vi trùng khác trên bệnh lý nền.
Hen phế quản bội nhiễm là bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp xuất hiện trên bệnh nền là hen phế quản, thường đến sau một cơn hen. Trong dịch hô hấp của bệnh nhân có vi khuẩn, dịch này bị ứ đọng lại không tống được ra ngoài là nguyên nhân trực tiếp gây hen phế quản bội nhiễm. Tình trạng viêm lây lan từ đường hô hấp trên xuống phế quản có thể là do tác động của một số vi khuẩn như khuẩn phế cầu, khuẩn liên cầu...
Hen phế quản bội nhiễm có nặng không?
So với hen phế quản thì hen phế quản bội nhiễm thường nặng và nguy hiểm hơn nhiều, để xác định mức độ nặng nhẹ từng trường hợp, cần dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm:
- Tình trạng bệnh nền hen phế quản của người bệnh: mức độ, tần suất của cơ hen, khả năng đáp ứng thuốc dự phòng hen.
- Thể trạng bệnh nhân
- Tần suất bội nhiễm mỗi cơn hen
- Tính chất bội nhiễm, mức độ đáp ứng của người bệnh đối với các phương pháp điều trị.
Những biến chứng hen phế quản bội nhiễm cần đề phòng
Hen phế quản bội nhiễm cũng có các biến chứng tương tự như bệnh hen phế quản tuy nhiên nguy cơ và khả năng dẫn đến biến chứng khi có bội nhiễm cao hơn nhiều so với hen phế quản thông thường.
Những biến chứng nguy hiểm bệnh nhân cần đề phòng bao gồm:
- Xẹp phổi
- Khí phế thũng
- Tràn khí màng phổi
- Tâm phế mãn tính
- Suy hô hấp
- Ngừng hô hấp
- Tổn thương não do thiếu oxy
Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên điều trị tích cực trước khi bệnh có những diễn biến xấu và xuất hiện bội nhiễm. Nếu điều trị bằng Tây y không có hiệu quả thì có thể xem xét việc chữa trị bằng Đông y vì thuốc Đông y có tác dụng điều trị tận gốc từ trong nguyên nhân và không có các tác dụng phụ gây hại như thuốc Tây.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét