Hen phế quản là bệnh có nguồn gốc do sự tương tác của cơ địa dị ứng với các tác nhân bên ngoài môi trường. Câu hỏi “Hen phế quản có di truyền không?” được rất nhiều bậc cha mẹ đặt ra nhưng dường như chưa có một câu trả lời chính thức nào.
Bệnh hen phế quản có di truyền không? Đi tìm câu trả lời chính xác nhất...
Bệnh hen phế quản là một căn bệnh mãn tính đường hô hấp, có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn tuổi. Bệnh bị kích ứng bởi nhiều yếu tố mà bệnh nhân khó kiểm soát hết, do vậy bệnh sẽ nhanh chóng phát triển thành mãn tính nếu không được điều trị tích cực.
Nguyên nhân của bệnh hen phế quản ở trẻ đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng các nhà khoa học tin rằng nó là hệ quả kết hợp của hai yếu tố: một là cơ địa dị ứng của trẻ, hai là các yếu tố dị ứng bên ngoài môi trường.
Những yếu tố dị ứng bên ngoài môi trường có thể kích thích cơn hen khởi phát thường bao gồm: khói bụi ô nhiễm, phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc lá, nhiễm không khí lạnh, tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc chống viêm không chứa steroid, aspirin.
Xét về cơ địa dị ứng, đây là yếu tố quan trọng khiến cơ thể của trẻ nhạy cảm hơn và dễ bị kích ứng bởi các yếu tố đến từ bên ngoài môi trường. Cơ địa này của trẻ chính là di truyền từ bố mẹ. Như vậy, bệnh hen phế quản không hoàn toàn là bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái, tuy nhiên bố mẹ sẽ di truyền cho con cơ địa dễ dị ứng.
Do đó, những trẻ có bố mẹ bị hen phế quản vẫn có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với trẻ bình thường.
Vì vậy có thể kết luận rằng: chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra rằng hen phế quản là bệnh có thể di truyền nhưng khả năng khởi phát bệnh ở trẻ vẫn có liên quan đến yếu tố di truyền.
Làm gì để hạn chế nguy cơ mắc hen phế quản ở trẻ nếu bố mẹ mắc bệnh?
Nếu đang mang thai mà phát hiện mình mắc bệnh hen phế quản, sợ sẽ ảnh hưởng đến bé thì cũng đừng lo lắng quá. Hãy tham khảo thêm lời khuyên từ bác sĩ và chú ý thực hiện theo những điều sau:
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tuyệt đối mẹ không được sử dụng bất cứ loại thuốc gì để điều trị hen phế quản.
- Quá trình điều trị cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ từ việc dùng thuốc đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nhìn chung, việc sử dụng thuốc chữa hen cho phụ nữ đang mang thai cũng nên được hạn chế.
- Tránh hút hoặc thụ động hít phải khói thuốc lá
- Tránh xa các dị nguyên làm cơn hen tái phát.
- Không sử dụng các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, lạnh...
Những điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng bệnh hen của mẹ trở nặng từ đó ngăn cản nguy cơ di truyền cơ địa dị ứng quá nặng cho bé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét