Cách trị hen suyễn tại nhà bằng tỏi

17:36 |
Hen phế quản( hen suyễn) là một trong một số căn bệnh gây sự khác thường nặng nề đối với cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay có nhiều liệu trình điều trị một trong những mẹo dân gian được dùng phổ biến đó là sử dụng tỏi. Tỏi là một trong một vài bài thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh trong đó có bệnh hen suyễn. cách trị bệnh hen suyễn tại nhà bằng tỏi cực kỳ dùng biện pháp bảo vệ dễ tuân thủ. Cùng chúng tôi nghiên cứu mẹo chữa hen suyễn bằng tỏi hiệu hữu hiệu.
Xem thêm: chữa hen phế quản ở đâu tốt nhất tại hà nội

Chữa hen suyễn bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không?

Ngoài cách thức trị hen suyễn bằng chanh, quả sung hay gừng thì bài thuốc chữa hen suyễn bằng tỏi cũng được sử dụng một liệu pháp công hiệu, khi mà các bậc cha mẹ luôn lo ngại cho thể trạng của không lớn yêu mà lại ngại bởi thuốc tây có thể biến thể nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như hệ thống miễn dịch của không to. Với tỏi thì mẹ triệt để có khả năng yên tâm do ngoài tác dụng trị hen, tỏi còn được dùng đa dạng để chữa những bệnh như chữa cảm cúm, chống ung thư, được xem là thực phẩm vàng do rất tốt cho hệ tim mạch.

Có khá nhiều nguồn gốc gây bệnh hen ở trẻ em, đặc biệt trẻ từ 12-13 là độ tuổi dễ dính bị hen suyễn nhất bởi vì một vài các yếu tố như là di lây lan, bụi, khói thuốc lá hay thực phẩm lạ.
Hiện nay, hen suyễn được liệt vào danh sách bệnh mãn tính, do một khi đã khởi phát thì chúng khó mà trị bệnh dứt điểm. giải pháp tối ưu nhất chính là phòng tránh một số cơn hen có khả năng quay lại, nhằm giảm các hội chứng ho, tức ngực, ho rít khiến bệnh nhân cảm thấy stress, đau đớn cho bệnh nhân.

Đối với một vài người bị hen suyễn ở cấp độ đầu thì tốt hơn là chỉ nên áp dụng những bài thuốc từ thiên nhiên, khống chế lạm dụng thuốc tây bởi điều đó thực sự không nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, không chỉ gây lạm dụng thuốc, nhờn thuốc mà còn sự thay đổi không tốt đến với hệ thống miễn dịch.
Khi mắc hen suyễn rất khó để nhìn ra, vậy nên nếu như trẻ có các dấu hiêu hen suyễn như trong bài viết mà chúng tơi từng dể cập đến thuốc trị hen suyễn trẻ em

Cách chữa trị hen suyễn chỉ với tỏi cực kết quả không phải ai cũng biết.

Trong tỏi có chứa thành phần vitamin C có tác dụng chống nhiễm khuẩn, dị ứng một biện pháp hiệu nghiệm. Ngoài ra, trong thành phần của tỏi cũng chứa một chất có tên là prostacyclins, giúp mở động đường hô hấp, giảm thiểu các dấu hiệu khó thở, thở gấp.
Bạn có thể đun các tép tỏi cùng 1/2 cốc sữa, uống 1 lần 1 ngày hoặc có thể tự chế trà tỏi theo hướng làm dưới đây:
Cho khoảng 3 tép tỏi bóc vỏ vào ấm nước sôi và để trong khoảng 5 phút. Chờ nguội rồi thưởng thức. Nếu không dùng được tỏi tươi, bạn có thể uống viên nang tỏi để thay thế. tuy vậy, tác dụng sẽ giảm đi nhiều.
Hoặc, có thể chiết xuất dịch từ tỏi, sau đó hòa khoảng 10-15 giọt vào ấm trà đang sôi, uống hằng ngày để giảm ngay một số dấu hiệu hen suyễn. Không chỉ như vậy, việc thưởng thức trà tỏi còn có tác dụng trị cảm cúm cực kỳ kết quả, uống liền 3 ngày thì cảm cúm sẽ dứt hẳn.

Hy vọng với những chia sẻ về liệu pháp chữa hen suyễn bằng tỏi có thể giúp bạn có bổ xung các kiến thức và sử dụng để trị bệnh cho các người thân yêu của mình để họ có một cuộc sống hạnh phúc.
Read more…

Chữa hen phế quản ở đâu tốt nhất tại hà nội

20:00 |
Hen phế quản hay còn được gọi với tên khác là hen suyễn là một trong những căn bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sức khỏe người bệnh. Việc tìm kiếm địa chỉ khám chữa bệnh hen suyễn ở đâu tốt? không hề dễ và được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu một số địa chỉ khám chữa hen phế quản tốt nhất tại hà nội!



Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính và khó điều trị, tỉ lệ người bị hen suyễn dẫn đến tử vong chỉ đứng sau ung thư. Theo thống kê, ở Mỹ hàng năm có khoảng hơn 500.000 ngàn người mắc bệnh hen suyễn phải nhập viện. Trong đó, số người tử vong do hen phế quản lên đến 5000 người. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh hen phế quản chiếm 3-5 % dân số, gây gánh nặng và áp lực lên gia đình và xã hội.

Người bị hen suyễn lâu ngày không điều trị hoặc điều trị không đúng cách có thể gặp phải một số những biến chứng nguy hiểm như sau:

  1. Viêm phế quản

  Hen suyễn lâu năm sẽ dẫn đến viêm phế quản mãn tính và gây viêm nhiễm nguy hiểm cho hệ hô hấp. Người bệnh sẽ bị sốt cao, xuất hiện nhiều cơn khó thở, có đờm khiến việc thở bị ảnh hưởng rất nhiều.

  2. Khí phế thũng

  Các phế nang giảm dần sự đàn hồi và xuất hiện biến chứng khí phế thũng. Người bệnh phải gắng sức mới có thể thở được.

  3. Suy hô hấp

  Một biến chứng nguy hiểm khác của hen suyễn chính là suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không can thiệp kịp thời. Đối tượng bị mắc hen suyễn cấp và mãn tính chính là đối tượng dễ bị suy hô hấp nhất và cần phải sử dụng máy trợ thở.

  4. Ngừng hô hấp và tổn thương não

  Có một biến chứng nguy hiểm từ chứng hen suyễn gây ra cho con người đó là dẫn đến ngừng hô hấp và não bộ sẽ bị tổn thương. Điều này có thể khiến bệnh nhân bị tử vong ngay lập tức do não bị thiếu oxy.

  ➦ Ngoài ra, vẫn còn nhiều biến chứng nguy hiểm khác của bệnh hen suyễn như xẹp phổi, tràn màng phổi… Do đó, người bệnh cần phải thăm khám và điều trị để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Vấn đề mà người bệnh đang quan tâm hiện nay là khám hen suyễn ở đâu tốt và nên điều trị bằng loại thuốc nào cho hiệu quả (Đông y hay tây y). Vì thế, chúng tôi đã tổng hợp một số địa chỉ khám chữa bệnh hen suyễn uy tín và hiệu quả trên địa bàn tpHCM cho người bệnh tham khảo và lựa chọn.

 1. Trung tâm Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai



 - Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - Bệnh viện Bạch Mai - 78 Giải Phóng - Hà Nội

 - Điện thoại: 0243. 8693731/6722        

 - Email: infr@diungmiendich.com.vn

Trung tâm dị ứng - miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai khám, tư vấn, điều trị nội và ngoại trú các bệnh dị ứng - miễn dịch hay gặp ở Việt Nam. 
Các bệnh dị ứng: dị ứng thuốc, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thức ăn, hóa chất, hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, chàm, mày đay mạn tính.
Các bệnh miễn dịch: lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì hệ thống, viêm da cơ, viêm gan tự miễn...

2. Khoa Hô hấp Dị ứng - Bệnh viện Hữu Nghị

 - Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 - Điện thoại: 02439722231-02439722232  

Khoa Hô hấp - Dị ứng đã thực hiện chẩn đoán và điều trị chuyên khoa sâu về chuyên ngành Hô hấp và Dị ứng, trong đó có bệnh hen phế quản và COPD cho rất nhiều bệnh nhân nội trú và ngoại trú. Bên cạnh đó cũng đã thực hiện được nhiều kĩ thuật chẩn đoán và thăm dò chức năng như: đo chức năng hô hấp và test phục hồi phế quản, phản ứng phân hủy mastocyte chẩn đoán dị ứng thuốc, nội soi phế quản, sinh thiết xuyên thành ngực…

3. Chuyên khoa Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Phòng Khám Số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

 - Địa chỉ: Tòa Nhà A5 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội - Số 1 Tôn Thất Tùng - Đống Đa - Hà Nội
Chuyên khoa Hen-Dị ứng-Miễn dịch lâm sàng do các chuyên gia, bác sĩ uy tín đã và đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Giảng viên Đại học Y Khoa Hà Nội trực tiếp khám, tư vấn và điều trị. Đây là địa chỉ khám và điều trị Hen phế quản uy tín để người bệnh tham khảo đi khám khi cần.

4. Khoa Hô hấp & Dị ứng - Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

 - Địa chỉ: Số 1, phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Khoa hô hấp & di ứng Khám và điều trị bệnh như là:

 - Viêm đường hô hấp trên
 - Viêm phế quản cấp, mãn
 - Viêm phổi
 - Áp xe phổi
 - Lao phổi và lao ngoài phổi
 - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
 - Hen phế quản
 - Dãn phế quản
 - Bệnh lý màng phổi
 - Tràn máu, tràn khí màng phổi...

5. Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương

 - Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội 
 - Điện thoại: (024) 6 273 8532 
Khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi Trung ương là địa chỉ khám chữa bệnh hen phế quản cho bệnh nhân nhi từ 01 tháng đến 15 tuổi mắc các bệnh hô hấp cấp và mãn như: 
 - Viêm phế quản phổi 
 - Viêm thanh khí phế quản 
 - Hen phế quản 
 - Dãn phế quản 
 - Dị vật đường thở 
 - Tràn mủ, tràn khí màng phổi 
 - Lao sơ nhiễm 

Khám hen suyễn ở đâu tốt còn liên quan đến phương pháp, liệu trình và bài thuốc điều trị. Từ đó sẽ quyết định đến hiệu quả chữa bệnh cao hay không. Cho nên người bệnh nên lựa chọn  những nơi uy tín, bác sĩ tận tâm, quan tâm, chăm sóc người bệnh chu đáo. Đồng thời cân nhắc phương pháp điều trị đông y hay tây y để chọn nơi khám. Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, hen suyễn là bệnh đường hô hấp cần điều trị lâu dài, nên bệnh nhân lựa chọn điều trị đông y sẽ an toàn hơn cho sức khỏe.
Read more…

Điều trị hen phế quản bằng Đông y

00:50 |
Hen phế quản là phản ứng cao độ của phế quản trước những kích thích khác nhau. Bệnh được đặc trưng bởi cơn khó thở, tiếng rít, khò khè, cơ phế quản co thắt, niêm mạc phù nề, dịch phế quản tăng tiết. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc một số phương pháp điều trị hen phế quản bằng Đông y 


Nguyên nhân và các dạng hen phế quản


Những nguyên nhân gây hen phế quản rất đa dạng nhưng chủ yếu dẫn đến 2 loại tổn thương chính là viêm mãn tính đường hô hấp và tăng độ nhạy cảm của phế quản. Phân loại hen phế quản dựa vào nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  -  Hen phế quản dị ứng: hen chủ yếu do các kích thích bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, thực phẩm, lông động vật, khói thuốc lá… Cơn hen đến bất ngờ nhưng cũng biến mất nhanh, dễ tái phát. Hen phế quản dị ứng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có tính chất di truyền.

  -  Hen không dị ứng: thường do vi khuẩn, virut dẫn đến hiện tượng viêm mãn tính.

  -  Hen do thuốc: một số loại thuốc gây hen bởi tác dụng phụ của chúng, điển hình có thể nhắc đến aspirin.

  -  Hen do nghề nghiệp: do bệnh nhân thường hít phải các bụi bẩn, chất khí độc khi làm việc dẫn đến phế quản co thắt và tăng tiết chất nhày.

Điều trị hen phế quản bằng Đông y


Theo quan niệm của Đông y truyền thống, hen phế quản nằm trong phạm trù “đàm ẩm” “háo suyễn”. Nguyên nhân gây bệnh đến từ ngoại tà, ăn uống thiếu điều độ, làm việc quá sức. Bệnh này có liên quan trực tiếp đến đàm do sự thay đổi hoạt động của phế thận, thận nạp khí và tuyên giáng. Đàm được sinh ra do tỳ hư, không thể vận hóa thủy thấp, thận dương hư nên không điều được thủy đạo. Triệu chứng lâm sàng thấy đàm nhiều, khó thở, đau tức lồng ngực.

Điều trị hen phế quản bằng Đông Y đi theo 2 thể bệnh chính:

  -  Hen phế quản thể hàn: thở gấp, nghe tiếng ran rít, ngực tức, đờm loãng, trong, không muốn uống nước, thích uống đồ nóng, mạch phù, rêu lưỡi trắng, nhớt.

Dùng 10g xạ ca, 8g tế tân, 12h ma hoàng, 6g ngũ vị tử, 6g bán hạn, 8g tử uyển, 3 quả đại táo, 3 lát sinh khương, 10g khoản đông hoa.

  -  Hen phế quản thể nhiệt: hen gấp, hầu có tiếng khò khè, đàm đặc, ho khó ra, ngực bí tức, thở mạnh, khát, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nhớt, mặt đỏ, mạch hoạt sác.

Dùng 10 quả bạch quả, 6g cam thảo, 8g hạnh nhân, 12 tô tử, 8g hoàng cầm, 6g bán hạ, 10g tang bạch bì, 10g khoản đông hoa.

Các bài thuốc này cho vào sắc, dùng mỗi ngày 1 thang. 

Trên đây là một số bài thuốc điều trị hen phế quản bằng Đông y hiệu quả được nhiều người sử dụng.
Read more…

Phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản.

18:26 |
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hen phế quản. Tuy nhiên, phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản là một trong các phương pháp đem lại hiệu quả cao cho người bệnh hen phế quản.


Một vài thông tin về bệnh hen phế quản


Hen phế quản là tình trạng các phế quản bị viêm mãn tính gây ra tình trạng ho, khó thở, đôi khi phải thở rít lên. Tình trạng này xuất hiện nhiều vào sáng sớm và ban đêm.

Cấy chỉ chữa hen phế quản


Ưu điểm cấy chỉ chữa hen phế quản

Cấy chỉ chữa hen phế quản đã có từ nhiều năm nay, phương pháp này mang lại nhiều hiệu quả bất ngờ:

  - Khi điều trị hen phế quản bằng phương pháp cấy chỉ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng tai biến.

  - Cấy chỉ chữa hen phế quản chi phí thấp và có hiệu quả cao.

  - Tất cả các đối tượng hen phế quản đều có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh hen phế quản cấy chỉ.

Nhược điểm cấy chỉ chữa hen phế quản

Bên cạnh những hiệu quả mà phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản mang lại thì phương pháp này cũng tồn tại một số hạn chế như: kết quả của việc chữa bệnh bằng cấy chỉ còn phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh. Hơn nữa, với những trường hợp bệnh nhân bị hen phế quản nội sinh hoặc hen phế quản hỗn hợp có tỉ lệ khỏi bệnh khá thấp.

Tuy nhiên, khi lựa chọn phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản người bệnh nên tìm hiểu những địa chỉ cấy chỉ uy tín và bác sĩ, thầy thuốc có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

Đồng thời, khi điều trị bệnh hen phế quản bằng cách cấy chỉ người bệnh cũng nên điều trị kết hợp với những bài thuốc đông y để mang lại hiệu quả cao nhất.


Cần làm gì phòng tránh bệnh hen phế quản


Ngoài việc điều trị bệnh thì cách tốt nhất là phòng tránh bệnh hen phế quản bằng cách:

  - Với những trường hợp hút thuốc lá, thuốc lào thì cần bỏ thuốc càng sớm càng tốt.

  - Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi như chó, mèo...lông của chúng có thể gây kích ứng và gây hen phế quản.

  - Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng.

  - Giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Hoặc khi đi ra ngoài vào mùa lạnh cần trang bị quần áo ấm đầy đủ.

  - Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại và khói bụi ô nhiễm môi trường.

  - Giữ vệ sinh khoang miệng luôn sạch sẽ.

  - Kiểm tra sức khỏe định kì để kiểm soát tình trạng bệnh.

Với những chia sẻ trên đây hi vọng bạn đọc đã có những thông tin cần thiết về phương pháp cấy chỉ chữa hen phế quản.
Read more…

Dấu hiệu nhận biết hen phế quản

17:59 |
Bệnh hen phế quản hay gọi là hen suyễn hoặc suyễn là bệnh lý viêm mãn tính phế quản với sự tham gia của rất nhiều tế bào cũng như thành phần tế bào thuộc hệ hô hấp. Biểu hiện chính là sự tắc nghẽn ở phế quản làm hẹp đường hô hấp do bị kích thích bởi các tác nhân dị ứng, tập thể thao quá sức, không khí lạnh hoặc kích thích cảm xúc. Bệnh nhân thường có các triệu chứng điển hình như thở nhanh, gấp, cơn rít, co rút ngực, ho nhiều vào đêm và sáng sớm. Giữa các cơn hen thì cơ thể hoàn toàn bình thường.




Khi bị hen phế quản, đường dẫn khí bị viêm và khi bị kích ứng sẽ trở nên sưng phù và tiết nhiều dịch nhờn hơn. Lúc này, cơ xung quanh đường này bị co lại khiến phế quản hẹp lại - co thắt phế quản, không khí không được lưu thông sinh ra cảm giác khó thở.

Hen phế quản thông thường rất dễ phát triển thành hen phế quản mãn tính hoặc kéo đến những biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen phế quản


  - Dễ cảm lạnh, sổ mũi, ho, nghẹt mũi khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, chậm khỏi bệnh kể cả khi đã chữa bằng thuốc cảm, có trường hợp bệnh kéo dài 1-2 tuần.

  - Ăn các món ăn lạ sẽ bị ho, khó thở và tức ngực như thịt bò, hải sản, măng tây, thịt gà.

  - Tập thể dục hoặc vận động nặng vào sáng sớm rất dễ bị ho, nặng nhọc, mệt và thở gấp khó khăn.

  - Tiếp xúc với vật nuôi, khói bụi ô nhiễm, phấn hoa, nấm mốc… sẽ bị khó thở.

  - Thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, cảm, ho nhiều vào một thời điểm nhất định trong năm, thường tập trung những ngày giao mùa, trời rét.

  - Khó khăn khi thích nghi với trời lạnh hơn trời quá nóng, không khí lạnh buổi sáng hoặc đêm đều dễ bị khó thở và ho.

  - Đôi khi thấy thở rất mệt nhọc, khò khè, thở không đều, thiếu oxy.

Dấu hiệu cảnh báo cơn hen


Trước khi cơn hen xuất hiện, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu cảnh báo sớm. Mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu khác nhau nhưng sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần, nên bệnh nhân cũng rất dễ phát hiện các biểu hiện nguy hiểm của mình. Thông thường, các dấu hiệu hen phế quản có thể xảy ra gồm có: người mệt mỏi, ngứa họng, đau nhức đầu, đau họng, sổ mũi, ngứa và cay mắt, chảy nước mắt nhiều, quanh mắt nhiều quầng thâm, lưu lượng đỉnh thở ra thấp và giảm dần.

Tình trạng cấp tính nghiêm trọng của suyễn được gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu nhận biết cơn hen thường là thở dồn dập, khò khè, ho từng cơn đờm nhiều, co thắt ngực, thở gấp gáp, khò khè.

Dấu hiệu của cơn hen


Bệnh nhân lên cơn hen sẽ có các dấu hiệu như: thở khò khè, thở nhanh, gấp, tim đập nhanh, thở ra nhiều, nghe thấy tiếng rít từ cuống phổi, lồng ngực co thắt, phổi thu hẹp. 

Trong một cơn hen nặng, cơ hô hấp hoạt động nhiều, mô giữa lồng ngực bị kéo về hai phía và trên xương đòn, xương ức, tim đập nhanh khi thở ra. 

Bệnh nhân thường bị thiếu oxy dẫn đến đau tức ngực, da dẻ xanh xao. Nếu không được cấp cứu kịp thời, cơn hen phế quản nguy hiểm sẽ khiến hô hấp bị ngưng và gây tử vong. Tuy nhiên giữa những cơn hen bệnh nhân thường không có biểu hiện gì đặc biệt, cơn hen thường dẫn đến đột ngột nên thường chủ quan để xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.

Read more…

Hen phế quản kiêng ăn gì?

19:08 |
Hen phế quản chia thành 2 loại là hàn và suyễn nhiệt. Cả hai loại đều không khó chữa trị nhưng hiệu quả của quá trình điều trị còn phụ thuộc vào rất nhiều chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Theo đó, có một số thực phẩm và nhóm thực phẩm bệnh nhân hen phế quản không nên ăn bao gồm:

Thực phẩm tanh



Bệnh hen phế quản hầu hết là do các tác nhân dị ứng gây ra. Một số người có cơ địa dị ứng quá mẫn cảm thì khi ăn các thực phẩm như hải sản, trứng, các sản phẩm từ sữa có nguy cơ cao xuất hiện các triệu chứng hen phế quản. Nhìn chung bệnh nhân hen phế quản nên hạn chế ăn những đồ ăn cay hoặc lạnh. Một số loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt dễ tiêu hóa lại bổ sung vitamin nên tích cực bổ sung, trong khi đó những thực phẩm dễ sinh đờm như thịt mỡ, trứng gà.

Thực phẩm quá mặn



Bệnh hen phế quản tiến triển có liên quan đến chế độ dinh dưỡng bệnh nhân quá nhiều muối. Những thực phẩm này thẩm thấu vào đường khí quản kích thích đờm sản sinh nhiều hơn, khi gặp gió lạnh, đờm gây tắc nghẽn đường thở và phát sinh bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu, việc ăn uống quá nhiều natri cao sẽ làm khí quản tăng mức độ phản ứng khi bị kích ứng.

Rượu bia và thuốc lá



Bệnh nhân hen suyễn nên tránh hoàn toàn rượu bia và thuốc lá. Nguyên nhân là do thuốc lá chứa các chất khiến khí quản rơi vào trạng thái co giật, tăng chất bài tiết, thượng bì niêm mạc tổn thương gây đột biến lớp vảy làm rụng lông mao, tăng chất nhờn. Các độc tố như Ôxít nitơ, Anđêhít… trong thuốc lá kích thích lớp niêm mạc đường hô hấp, hình thành viêm nhiễm dẫn đến triệu chứng ho khạc, đờm nhớt.

Bên cạnh đó, các chuyên gia còn cho rằng, bệnh nhân hen phế quản nên kiêng các loại thức ăn có thịt cá. Nguyên nhân là do trong thịt động vật có các chất khiến axit máu tăng cao, nhưng cơ thể là không đủ khả năng chuyển hóa Anbumin dị biệt trở thành Amin. Điều này sẽ gây ra phản ứng dị ứng và bệnh hen.

Để hen phế quản tiến triển tốt, ngoài việc điều trị bằng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân còn cần quan tâm rất nhiều đến việc sinh hoạt hàng ngày. Một lối sống khoa học sẽ giúp nâng cao sức khỏe, giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng mệt mỏi, đuối sức do hen gây nên. Theo đó, bệnh nhân nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện thể chất, tuy nhiên không nên tập thể dục vào vào sáng sớm trong những ngày thời tiết chuyển lạnh.

Còn về việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc mà phải đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Đối với hen phế quản mãn tính, cần điều trị lâu dài thì nên sử dụng thuốc Đông y để hạn chế các tác dụng phụ có hại cho cơ thể, tuy nhiên vẫn nên xem xét sử dụng các loại thuốc cắt cơn nhanh mỗi khi lên cơn hen.

Read more…