Hen phế quản là phản ứng cao độ của phế quản trước những kích thích khác nhau. Bệnh được đặc trưng bởi cơn khó thở, tiếng rít, khò khè, cơ phế quản co thắt, niêm mạc phù nề, dịch phế quản tăng tiết. Bài viết dưới đây chia sẻ đến bạn đọc một số phương pháp điều trị hen phế quản bằng Đông y
Nguyên nhân và các dạng hen phế quản
Những nguyên nhân gây hen phế quản rất đa dạng nhưng chủ yếu dẫn đến 2 loại tổn thương chính là viêm mãn tính đường hô hấp và tăng độ nhạy cảm của phế quản. Phân loại hen phế quản dựa vào nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
- Hen phế quản dị ứng: hen chủ yếu do các kích thích bên ngoài môi trường như bụi bẩn, phấn hoa, thực phẩm, lông động vật, khói thuốc lá… Cơn hen đến bất ngờ nhưng cũng biến mất nhanh, dễ tái phát. Hen phế quản dị ứng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và có tính chất di truyền.
- Hen không dị ứng: thường do vi khuẩn, virut dẫn đến hiện tượng viêm mãn tính.
- Hen do thuốc: một số loại thuốc gây hen bởi tác dụng phụ của chúng, điển hình có thể nhắc đến aspirin.
- Hen do nghề nghiệp: do bệnh nhân thường hít phải các bụi bẩn, chất khí độc khi làm việc dẫn đến phế quản co thắt và tăng tiết chất nhày.
Điều trị hen phế quản bằng Đông y
Theo quan niệm của Đông y truyền thống, hen phế quản nằm trong phạm trù “đàm ẩm” “háo suyễn”. Nguyên nhân gây bệnh đến từ ngoại tà, ăn uống thiếu điều độ, làm việc quá sức. Bệnh này có liên quan trực tiếp đến đàm do sự thay đổi hoạt động của phế thận, thận nạp khí và tuyên giáng. Đàm được sinh ra do tỳ hư, không thể vận hóa thủy thấp, thận dương hư nên không điều được thủy đạo. Triệu chứng lâm sàng thấy đàm nhiều, khó thở, đau tức lồng ngực.
- Hen phế quản thể hàn: thở gấp, nghe tiếng ran rít, ngực tức, đờm loãng, trong, không muốn uống nước, thích uống đồ nóng, mạch phù, rêu lưỡi trắng, nhớt.
Dùng 10g xạ ca, 8g tế tân, 12h ma hoàng, 6g ngũ vị tử, 6g bán hạn, 8g tử uyển, 3 quả đại táo, 3 lát sinh khương, 10g khoản đông hoa.
- Hen phế quản thể nhiệt: hen gấp, hầu có tiếng khò khè, đàm đặc, ho khó ra, ngực bí tức, thở mạnh, khát, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nhớt, mặt đỏ, mạch hoạt sác.
Dùng 10 quả bạch quả, 6g cam thảo, 8g hạnh nhân, 12 tô tử, 8g hoàng cầm, 6g bán hạ, 10g tang bạch bì, 10g khoản đông hoa.
Các bài thuốc này cho vào sắc, dùng mỗi ngày 1 thang.
Trên đây là một số bài thuốc điều trị hen phế quản bằng Đông y hiệu quả được nhiều người sử dụng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét