Hen phế quản ở trẻ em là bệnh lý mãn tính đường hô hấp rất phổ biến. Đây là hiện tượng tiểu phế quản bị co hẹp do tình trạng viêm mãn tính kéo dài khiến các cơ tại thành phế quản bị co thắt. Ở trẻ hen phế quản mãn tính, lớp niêm mạc phế quản bị sưng và phù nề, tiết nhiều dịch nhầy gây khó thở và khò khè.
Những giai đoạn giao mùa, cơ thể không thích ứng được với thời tiết thay đổi liên tục là thời điểm số lượng trẻ nhập viện do hen phế quản tăng cao đột biến. May mắn, hen phế quản ở trẻ em chủ yếu là thể nhẹ, chỉ khoảng 5% bệnh nhi là mắc hen nặng và kéo dài. Cơn hen ở trẻ thường xuất hiện lúc nửa đêm, hoặc sáng sớm khi trẻ ngủ say nhất.
Các thể hen phế quản ở trẻ em
Các con số thống kê cho thấy, có khoảng 20 - 30% trẻ bị mắc hen phế quản. Ở nhiều quốc gia, con số này còn đang tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản ở trẻ em có rất nhiều nhưng chủ yếu có 3 nguồn nguyên nhân chính nên được chia thành 3 thể hen như sau:
- Hen phế quản do khởi phát vận động: Thường xuất hiện khi trẻ chạy nhảy, nô đùa quá sức, cường độ cao. Khi ấy, trẻ cần nhiều không khí nên thường há miệng để thở. Khi miệng há, không khí khô và lạnh thâm nhập nhiều hơn vào cơ thể sẽ khiến đường thở bị hẹp lại. Triệu chứng thường thấy vào lúc này là ho nhiều, khô họng, khó thở, khò khè, tức nặng ngực. Những biểu hiện này chủ yếu sẽ đến sau khi trẻ kết thúc vận động khoáng 5 - 10 phút, nhưng sau 20 - 30 phút sẽ tự thuyên giảm mà không cần dùng thuốc điều trị.
- Hen phế quản do dị ứng: Phản ứng dị ứng của cơ thể với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, bọ mạt, hóa chất độc hại, thực phẩm gây dị ứng (hải sản, trứng gia cầm…). Trường hợp này, bố mẹ cần quan sát những yếu tố, tác nhân khiến bé bị dị ứng để tránh.
- Hen do virus: hen phế quản do virut thường xảy ra sau một nhiễm trùng đường hô hấp vì virut tấn công. Khi bị hen thể này, bé thường có cảm giác khò khè, khó thở và ran rít.
Điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em
Có nhiều lựa chọn trong điều trị bệnh hen phế quản ở trẻ em như thuốc Tây, bài thuốc dân gian hoặc thuốc Đông y.
Điều trị bằng thuốc Tây hiện nay chủ yếu sử dụng hai loại chính là thuốc cắt cơn nhanh và thuốc điều trị dự phòng. Thuốc sẽ nhanh chóng giúp làm giãn phế quản và dễ thở hơn, trẻ cần mang theo loại thuốc này bất cứ lúc nào để sử dụng khi lên cơn hen. Trong khi đó, thuốc điều trị dự phòng có thể bảo vệ lớp niêm mạc, giảm hiện tượng sưng tấy, ngăn cản những tác nhân gây hen. Tuy nhiên không phải bất cứ trẻ nào cũng cần sử dụng dạng thuốc này. Khi dùng thuốc Tây, cần tuân thủ đúng liệu trình và liều dùng nếu dùng quá lâu sẽ gây hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc và một số tác dụng phụ có hại cho cơ thể bé.
Các biện pháp, mẹo dân gian được ưu điểm là dễ thực hiện, tiết kiệm và khá an toàn nhưng chủ yếu chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ.
Bài thuốc Đông y cũng đang được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, có ưu điểm là lành tính và an toàn nên có thể dùng lâu dài cho trẻ mà không lo các tác dụng phụ hoặc phản ứng gây hại cho cơ thể. Thuốc này có thể dùng cho những trẻ hen mãn tính năng vì có tác động sâu, vừa giảm các triệu chứng cơn hen vừa tác động đến căn nguyên bên trong, hướng đến việc điều trị bệnh tận gốc. Tuy nhiên thuốc Đông y không có tác dụng cắt cơn nhanh như thuốc Tây, bệnh nhân có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để sử dụng đồng thời thuốc cắt cơn Tây y và thuốc điều trị Đông y để có hiệu quả tối ưu nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét